top of page
Writer's pictureCOACH Leo Võ Thái Lâm

Leadership styles – 20 phong cách lãnh đạo cần tránh

Lãnh đạo chưa bao giờ là một kỹ năng đơn giản, có khi bạn sẽ phải mất cả đời để học và luyện tập. Định hình cho mình một phong cách lãnh đạo (leadership styles) cũng là điều không đơn giản.


Vấn đề của các chương trình huấn luyện lãnh đạo là chỉ dạy cho bạn cần làm gì mà không dạy cho bạn NGỪNG làm gì. Bài viết này sẽ giúp cho bạn nhìn ra 20 phong cách (leadership styles) mà bạn cần tránh.



20 phong cách lãnh đạo cần tránh


Luôn muốn dành chiến thắng


Không có gì tệ hơn khi chúng ta cứ cố gắng chiến thắng trong mọi tình huống và chúng ta mất đi khách hàng, mất đi những người quan trọng xung quanh mình. Cuộc sống vốn dĩ không có điều gì đúng và cũng không có điều gì sai tuyệt đối. Mọi thứ đúng và sai chỉ phụ thuộc vào góc nhìn. Hãy học cách lắng nghe và học hỏi những góc nhìn mới.


Cho quá nhiều


Đó là phong cách của rất nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người có thói quen bảo bọc và không muốn người khác gặp khó khăn. Nhìn qua việc cho đi có vẻ mang lại những điều tốt đẹp, nhưng cho quá nhiều có thể dẫn đến việc đội ngũ của bạn không thể phát triển được.


Phán xét


Tất nhiên rồi, phán xét người khác chỉ mang đến sự khó chịu mà thôi. Chưa kể, khi bạn phán xét, bạn sẽ không còn đủ chỗ, đủ tâm trí cho việc yêu thương, hỗ trợ họ.


Nhận xét tiêu cực


Những nhận xét tiêu cực không chỉ làm cho người đối diện cảm thấy mất năng lượng mà nó còn làm cho bầu không khí chung trở nên căng thẳng và cũng làm những người xung quanh cảm thấy không thoải mái. Một vài nhà lãnh đạo cho rằng mình cần nói thẳng để nhân viên của mình phát triển, nhưng tốt nhất hãy sử dụng các kỹ thuật như feedback, feedforward một cách thuần thục sẽ hiệu quả hơn nhiều.


Bắt đầu sai từ ngữ


Đây là một phong cách (leadership styles) khá phổ biến trong các nhà lãnh đạo hiện nay. “Không”, “tuy nhiên”, “nhưng mà” đó là những từ ngữ mà bạn không nên sử dụng để bắt đầu phản hồi một điều gì đó. Hãy tưởng tượng, một nhân viên đến gặp bạn và đề xuất một phương án mới. Sẽ thế nào nếu ngay lập tức bạn trả lời “không” hay “nhưng mà”, “tuy nhiên” và lần nào cũng vậy?


Tỏ ra quá thông minh


Nếu bạn luôn cố gắng tỏ ra quá thông minh thì thực ra bạn đang gặp một vấn đề gì đó, có thể là mất tự tin ở điểm nào đó chẳng hạn. Là một lãnh đạo, khi bạn tỏ ra quá thông minh cũng đồng nghĩa với việc đội ngũ của bạn sẽ phó mặc mọi suy nghĩ và quyết định cho bạn. Không phải vì họ nghĩ rằng bạn giỏi, mà đôi khi chỉ vì họ thấy không muốn tranh luận.


Nói khi giận dữ


Không ai có khả năng kiểm soát và ra quyết định tốt nhất khi giận giữ. Bạn cũng không phải là ngoại lệ. Không ai muốn ra quyết định một cách bản năng và không suy tính cả, nhưng nếu bạn nói và ra quyết định khi giận dữ, chắc chắn mọi thứ của bạn sẽ do bản năng của bạn quyết định.


Tiêu cực


Năng lượng tiêu cực là thứ lan truyền rất nhanh, ngay cả khi bạn cố gắng giữ nó chi riêng mình. Bạn tiêu cực, nhân viên của bạn sẽ vậy. Bạn khó chịu, nhân viên của bạn cũng như vậy và làm cho hiệu suất làm việc xuống rất thấp.


Không chia sẻ thông tin


Đây cũng là một phong cách (leadership styles) phổ biến ở các nhà lãnh đạo, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Đôi khi chúng ta cho rằng những bất lợi, chỉ một mình mình biết là đủ rồi. Có thể bạn có ý đồ tốt là không muốn đội ngũ bị phân tâm hay lo lắng. Nhưng bạn đã làm. Như ở trên, năng lượng là thứ lan truyền nhanh. Hãy cho đội ngũ của bạn cơ hội để chịu trách nhiệm và cùng chiến đấu với bạn để vượt qua những thử thách. Đó có thể là một cơ hội để tăng sự gắn kết đấy.


Không ghi nhận đúng


Không ai muốn làm ở nơi mà mìn không được ghi nhận hoặc ghi nhận không đúng với những gì mình đã bỏ ra. Hãy tìm cách ghi nhận mọi thành công của đội ngũ. Một KPI quan trọng của người lãnh đạo là 1 tuần bạn phải gửi ít nhất 02 lá thư cảm ơn đến người nào đó trong team của bạn. Hãy biến ghi nhận và ghi nhận có sơ sở trở thành một phong cách (leadership styles) của bạn nhé.


Thiếu tự tin


và bạn sẽ biểu hiện ra bên ngoài là sự khó chịu, cố chấp hoặc tỏ ra cứng rắn một các không cần thiết. Một phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo là bạn cần phải nhìn được những điểm yếu của mình một cách hài hước. Nếu những điểm yếu nào có thể khắc phục, hãy lên kế hoạch. Điểm yếu nào không thể hoăc rất khó khắc phục, hãy suy nghĩ xem có cách nào biến nó trở thành điểm mạnh của bạn không?


Hãy luôn tin vào chính mình.


Đổ lỗi


Một khi bạn đổ lỗi cho một ai đó hay một điều gì đó, bạn sẽ không có thời gian để tìm hiểu xem thật ra mình đã sai ở đâu? Mình đã làm điều gì hoặc không làm điều gì? Chúng ta không thể kiểm soát được những điều và những người xung quanh mình. Điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát là chính mình mà thôi. Luôn tìm giải pháp ở bên trong mình trước tiên.


Bào chữa


Cũng giống như đổ lỗi, nếu bạn không tập trung vào chính mình, bạn sẽ mãi đóng vai nạn nhân và không thể kiểm soát được tình hình xung quanh.


Vấn đề của chúng ta không hẳn là chuyện gì sẽ diễn ra. Quan trọng nhất là chúng ta sẽ làm gì khi có những điều bất ngờ xảy ra.


Phủ nhận lỗi của mình


3 cấp độ tệ nhất của tư duy là bạn đổ lỗi, bào chữa và phủ nhận lỗi của mình. Khi nhân viên của bạn thấy rằng bạn luôn phủ nhận lỗi của mình thì họ sẽ không còn cảm giác an toàn và chắc chắn họ sẽ rời khỏi bạn hoặc tìm cách thủ để an toàn nhất có thể với các cấp cao hơn.

Thành kiến


Những thành kiến đang trở thành một vấn nạn lớn trên toàn cầu. Nghiêm túc đấy. Thành kiến là những thái độ hoặc cảm xúc tiêu cực về một người vì họ thuộc một nhóm nào đó. Những thành kiến phổ biến nhất là về tôn giáo, dân tộc, giới tính, vùng miền.


Nếu bạn có những thành kiến như vậy, có thể bạn đang bỏ qua rất nhiều tài nguyên về con người mà bạn có thể có đấy.


Chỉ giao tiếp với người mình thích


Phong cách (leadership styles) này khá thú vị và hầu hết mọi người đều mắc phải. Dĩ nhiên rồi, những người có phong cách phù hợp với mình, ủng hộ mình sẽ luôn làm mình vui. Nhưng hãy nhớ, những người không phù hợp với mình về phong cách hầu hết là những bổ sung tuyệt vời về góc nhìn và kỹ năng cho mình đấy.


Không lắng nghe


Nhiều người cho rằng mình luôn lắng nghe nhân viên, nhưng sự thực thì lắng nghe không chỉ là bạn ngồi xuống và nghe được họ nói gì. Lắng nghe có nghĩa là bạn hiểu vì sao họ nói vậy và bạn mở lòng mình ra để đón nhận những góc nhìn mới và bổ sung thêm vào góc nhìn của mình trước khi ra quyết định.


Thiếu sự biết ơn


Điều này khá dễ hiểu mà đúng không? Bạn cần học cách biết ơn mọi người xung quanh vì đó là chìa khóa mở ra một thế giới thịnh vượng hơn cho chính bạn và tất cả mọi người.


Khi biết ơn trở thành một thói quen của cả tổ chức, sự gắn kết sẽ là tất yếu.


Không phân biệt đúng sai


Hoặc là do cái tôi, hoặc là do sự chủ quan của bạn. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần biết hai điều

  • Trên đời này không có điều gì là đúng tuyệt đối và sai tuyệt đối. Mọi thứ đều có một sự hợp lý logic nào đó. Trong những điều phi lý, luôn có một sự có lý nào đó.

  • Hãy nhìn nhận mọi việc dựa trên số liệu và bằng chứng, đừng cảm tính.


Cái tôi quá lớn


Khi bạn lấy cái tôi của mình ra để đàn áp và ứng xử với mọi người, nó chỉ cho thấy bạn đang cố gắng che dấu một điều gì đó mà thôi. Hãy học cách bỏ cái tôi của mình xuống để học được nhiều hơn, suy nghĩ chính xác hơn, ra quyết định hợp lý hơn.


Đánh giá cá nhân


Sau khi đọc qua một lượt, để giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc hơn, có phong cách (leadership styles) hiệu quả và truyền cảm hứng hơn, đây là các bước bạn cần phải làm ngay:

  1. Với mỗi phong cách, bạn hãy đánh giá xem mình có phong cách này không?

  2. Nếu có, lựa chọn ra 3 phong cách đang ảnh hưởng tiêu cực đến bạn, công việc và gia đình bạn nhất.

  3. Với mỗi phong cách, hãy lựa chọn những hành động cụ thể, tần suất cụ thể (nếu cần) để thay thế nó bằng những phong cách hiệu quả hơn.

  4. Tìm kiếm một nhà huấn luyện hay bất kỳ một ai đó có thể giúp bạn giữ vững cam kết của mình và đo lường lại sau mỗi 03 tháng.

Chúc bạn thành công và sẽ sớm trở thành một nhà lãnh đạo tài năng.

2 views0 comments

Recent Posts

See All

Định giá doanh nghiệp của mình

Khi xây dựng một doanh nghiệp, cho dù chúng ta có muốn bán nó đi hoàn toàn hay chỉ bán một phần (gọi vốn, góp vốn chung, sát nhập,...

Comments


bottom of page